Vòng Quay May Mắn

Sao Kim với khí quyển huyền ảo nhưng độc hạiJAX dự báo thời tiết ngày mai

【dự báo thời tiết ngày mai】Bầu trời sao Kim tràn ngập oxy

Bầu trời sao Kim tràn ngập oxygen - Ảnh 1.

Sao Kim với khí quyển huyền ảo nhưng độc hại

JAXA/ISAS/DARTS

Trong khi không khí đến nay hiện vẫn là thứ duy nhất trái đất có được trong toàn bộ toàn vũ trụ, một đội ngũ các nhà vật lý học vũ trụ đã phát hiện nguyên tố oxy ở phần ban ngày của sao Kim.

Điều này cho phép xác nhận sự tồn tại của nguyên tố đóng vai trò then chốt cho sự tồn tại của loài người ở cả hai phần của một "hành tinh chị em" nhưng lại có vận mệnh khác biệt so với trái đất.

Khoảng 96% khí quyển sao Kim, hành tinh thứ hai từ mặt trời, là hỗn hợp CO2với những loại khí khác bao gồm nitơ, và trên thực tế không có oxy. Tuy nhiên, giới khoa học cũng biết được có một số ít oxy ở phần tối của sao Kim.

Giờ đây, với phát hiện mới, oxy có thể được xác nhận tồn tại cả ở phần ban ngày của hành tinh, theo báo cáo đăng trên chuyên san Nature Communications.

Các cuộc quan sát được tiến hành trong 3 ngày vào năm 2021 phát hiện nguyên tố oxy ở 17 vị trí khác nhau của hành tinh, bao gồm 7 vị trí ở phần ban ngày. Oxy được tìm thấy ở độ cao 100 km so với mặt đất, nằm giữa các đám mây a xít sulphuric với những luồng gió mạnh ở độ cao 120 km so với bề mặt sao Kim.

Đội ngũ chuyên gia của Trung tâm Không gian Đức cho rằng oxy trên sao Kim có lẽ đến từ các phân tử cacbon oxit (CO) và cacbonic (CO2) được phân rã trước năng lượng từ mặt trời, trước khi được chuyển đến phần tối của sao Kim nhờ vào luồng gió mạnh ở khí quyển bên trên hành tinh.

Sao Kim được gọi là "chị em sinh đôi" của Trái đất, vì kích thước tương đồng nhau và có lẽ được tạo thành từ những thành phần tương tự. Trong quá khứ, sao Kim có thể từng sở hữu các đại dương nước dưới dạng lỏng.

Tuy nhiên, khi phi thuyền Venera của Nga chụp những hình ảnh về bề mặt sao Kim năm 1975, người Trái đất chẳng thấy dấu vết gì của sự sống, ngoài sự tồn tại của một hành tinh như "địa ngục".

Theo những gì chứng kiến, sao Kim hiện là nạn nhân của hiệu ứng nhà kính. Đây là hành tinh nóng nhất của hệ mặt trời, với nhiệt độ bề mặt trung bình khoảng 462oC, đủ nóng để làm tan chảy kim loại chì, trong khi khí quyển chứa toàn CO2 và những đám mây a xít sulphuric.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap